Tìm hiểu về Thiên can và Địa chi là gì?
Can Chi, với tên gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi hay Thập Can Thập Nhị Chi, là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng trong lịch âm tại các nước thuộc vùng văn hóa Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam.
Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 (lục thập hoa giáp sẽ giải thích ở bên dưới) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (năm, tháng, ngày, giờ) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ Nhị Thập Bát Tú trong cách tính lịch cổ đại dùng để đếm ngày.
Thiên can được phân theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5), Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10). Số lẻ là Dương Can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Số chẵn là Âm Can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý).
Địa chi gồm có 12 địa chi, theo thứ tự từ 1 đến 12 là : Tý (1), Sửu (2), Dần (3) , Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12). Số lẻ là Dương Chi, Số chẵn là Âm Chi.
10 Thiên can là gì?
Can hay còn gọi là Thiên Can hoặc Thập Can do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành.
Danh sách 10 Thiên Can
Năm kết thúc bằng số nào thì có Can tương ứng.
Số | Hán-Việt | Âm - dương | Ngũ hành |
---|---|---|---|
4 | Giáp | Dương | Mộc |
5 | Ất | Âm | Mộc |
6 | Bính | Dương | Hỏa |
7 | Đinh | Âm | Hỏa |
8 | Mậu | Dương | Thổ |
9 | Kỷ | Âm | Thổ |
0 | Canh | Dương | Kim |
1 | Tân | Âm | Kim |
2 | Nhâm | Dương | Thủy |
3 | Quý | Âm | Thủy |
Việc tính thiên can sẽ dựa trên số cuối năm sinh mỗi người. Năm sinh có số cuối là 4 thì có Thiên Can là Giáp, năm sinh có số cuối là 9 thì Thiên Can là Kỷ, năm sinh có số cuối là 6 thì Thiên Can là Bính.
Ý nghĩa 10 Thiên Can:
- Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
- Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
- Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
- Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
- Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
- Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
- Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
- Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
- Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
- Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.
Thiên Can tương sinh hợp xung khắc ra sao?
Việc tìm hiểu về Thiên can cũng bao gồm việc nắm rõ các cặp Thiên can hợp và khắc. Cụ thể như:
- Các Thiên can hợp nhau bao gồm Ất – Canh, Đinh – Nhâm, Bính – Tân, Mậu – Quý, và Kỷ – Giáp.
- Các cặp Thiên can xung khắc lần lượt là Canh – Giáp, Tân – Ất, Nhâm – Bính, Quý – Đinh, Giáp – Mậu, Ất – Kỷ, Bính – Canh, Đinh – Tân, Mậu – Nhâm, và Kỷ – Quý.
Do đó, người ta thường sử dụng số cuối năm sinh để xác định Thiên can phù hợp cho bản thân trong tính Thiên can.
12 Địa chi là gì?
Chi hay còn gọi là Địa Chi hay Thập Nhị Chi do có đúng mười hai chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo phương Đông dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh hay giờ 12 con giáp gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Do số lượng con giáp cũng là 12 nên trong đời sống, Thập Nhị Chi cũng hay được gọi theo 12 con giáp.
Thập nhị Địa Chi (tức 12 Địa Chi) gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Ý nghĩa 12 Địa Chi:
- Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.
- Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.
- Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.
- Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.
- Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.
- Tỵ: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.
- Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá.
- Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.
- Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.
- Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.
- Tuất: Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong.
- Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng.
Ý nghĩa tương sinh-xung-khắc của Địa Chi
6 cặp địa chi nhị hợp là: Sửu và Tý; Dần và Hợi; Tuất và Mão; Dậu và Thìn; Tỵ và Thân; Ngọ và Mùi.
4 cặp địa tam hợp là: Thân – Tý –Thìn; Dần – Ngọ – Thân; Hợi – Mão – Mùi; Tỵ – Dậu – Sửu.
3 bộ tứ hành xung là:
- Bộ 1: Dần – Thân, Tỵ – Hợi.
- Bộ 2: Thìn – Tuất, Sửu – Mùi.
- Bộ 3: Tý – Ngọ, Mão – Dậu.
6 cặp địa chi tương hại là:
- Dậu và Tuất.
- Thân và Hợi.
- Mùi và Tý;
- Ngọ và Sửu.
- Tỵ và Hợi.
- Mão và Thìn.
Can chi xung khắc là gì?
Can chi xung khắc phản ánh quy luật cơ bản nhất của phong thủy là tính tương sinh tương khắc. Việc hiểu rõ can chi xung khắc sẽ giúp bạn hiểu được những tính cách cơ bản nhất của mỗi bản mệnh và biết cách vận chúng phù hợp vào cuộc sống. Ngoài ra, mối quan hệ xung khắc giữa can – can, chi – chi cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm.
Dựa trên quy tắc âm dương, ta lần lượt đánh số chẵn cho các thiên can âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Thiên can dương được đánh số lẻ gồm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
Đồng thời, xét theo phong thủy ngũ hành, ta sẽ có 5 cặp thiên can thuộc 5 mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như sau:
- Can Nhâm và Quý thuộc mệnh Thủy;
- Can Canh và Tân thuộc mệnh Kim;
- Can Mậu và Kỷ thuộc mệnh Thổ;
- Can Bính và Đinh thuộc mệnh Hỏa;
- Can Giáp và Ất thuộc mệnh Mộc.
Dựa theo quy tắc tương sinh tương khắc của ngũ hành phong thủy (Thủy khắc Hỏa, Kim khắc Mộc, Thổ khắc Thủy, Hỏa khắc Kim, Mộc khắc Thổ), ta có các can đối xung là:
- Canh – Giáp
- Tân – Ất
- Nhâm – Bính
- Quý – Đinh
- Giáp – Mậu
- Mậu – Nhâm
- Kỷ – Quý
Về phần chi, ta có thể thấy, địa chi chính là đại diện cho 12 con giáp. Áp dụng quy luật âm dương, ta có 12 địa chi chia thành:
- 6 địa chi dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
- 6 địa chi âm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão
Xét quan hệ xung khắc của Địa chi trên ngũ hành, chúng ta có 6 cặp Địa chi tạo thành 6 cặp trực xung và 3 bộ tứ hành xung:
- Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi
- Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi
- Tý xung Ngọ, Mão xung Dậu
Trong 3 bộ tứ hành xung này, ta có thể thấy các cặp có tính chất cùng dương hoặc cùng âm đều xung khắc. Điều này thể hiện ý nghĩa rằng âm quá vượng hay dương quá vượng thì đều dẫn đến xung khắc. Khi xét trong vận con người thì nó liên quan tới tính cách, môi trường sống, quan điểm sống,…
Lục thập hoa giáp là gì? Quy tắc kết hợp Can và Chi
Lục Thập Hoa Giáp theo văn hóa người phương Đông thì được tạo thành bằng việc kết hợp 10 Thiên Can và 12 Địa Chi trong Ngũ hành để dự đoán vận mệnh hay bản mệnh con người trong tứ trụ năm, tháng, ngày và giờ. “Lục Thập” có nghĩa là 60. Còn “Hoa Giáp” có nghĩa mùa hoa nở, hay thuật ngữ chỉ chu kỳ vận hành của các con giáp trong vòng tuần hoàn, bắt đầu từ Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi, sau đó lại bắt đầu một chu kì mới.
Can Chi được coi là gốc rễ của Lục Thập Hoa Giáp. Thiên Can gồm 10 tụ Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý. Trong khi đó, Địa Chi gồm 12 cành Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Lục thập Hoa Giáp bao gồm sự kết hợp giữa 10 Can và 12 Chi (sự kết hợp 5 chu kỳ hàng Can và 6 chu kỳ hàng Chi thuộc hệ âm và dương), hình thành thành hệ 60. Theo chu kỳ này, một vòng tuần hoàn kéo dài 60 năm bắt đầu từ Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi, sau đó lại quay trở về Giáp Tý để bắt đầu một chu kỳ tuần hoàn mới. Các năm thứ 61, 121, 181,… sẽ quay trở lại Giáp Tý.
Chỉ có Can dương và Chi dương kết hợp được với nhau.
- 5 can dương x 6 chi dương = 30 cặp Can Chi, cụ thể như sau:
Chi/Can |
Giáp |
Bính |
Mậu |
Canh |
Nhâm |
Tý |
Giáp Tý |
Bính Tý |
Mậu Tý |
Canh Tý |
Nhâm Tý |
Dần |
Giáp Dần |
Bính Dần |
Mậu Dần |
Canh Dần |
Nhâm Dần |
Thìn |
Giáp Thìn |
Bính Thìn |
Mậu Thìn |
Canh Thìn |
Nhâm Thìn |
Ngọ |
Giáp Ngọ |
Bính Ngọ |
Mậu Ngọ |
Canh Ngọ |
Nhâm Ngọ |
Thân |
Giáp Thân |
Bính Thân |
Mậu Thân |
Canh Thân |
Nhâm Thân |
Tuất |
Giáp Tuất |
Bính Tuất |
Mậu Tuất |
Canh Tuất |
Nhâm Tuất |
Chỉ có Can Âm và Chi Âm kết hợp được với nhau
- 5 can âm x 6 chi âm = 30 cặp Can Chi, cụ thể như sau:
Chi/Can |
Ất |
Đinh |
Kỷ |
Tân |
Quý |
Sửu |
Ất Sửu |
Đinh Sửu |
Kỷ Sửu |
Tân Sửu |
Quý Sửu |
Mão |
Ất Mão |
Đinh Mão |
Kỷ Mão |
Tân Mão |
Quý Mão |
Tị |
Ất Tị |
Đinh Tị |
Kỷ Tị |
Tân Tị |
Quý Tị |
Mùi |
Ất Mùi |
Đinh Mùi |
Kỷ Mùi |
Tân Mùi |
Quý Mùi |
Dậu |
Ất Dậu |
Đinh Dậu |
Kỷ Dậu |
Tân Dậu |
Quý Dậu |
Hợi |
Ất Hợi |
Đinh Hợi |
Kỷ Hợi |
Tân Hợi |
Quý Hợi |
Như vậy, có tất cả 60 cách kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi (can âm kết hợp với chi âm, can dương kết hợp với chi dương), gọi là Lục thập hoa giáp hay Lục thập Giáp Tý (chữ khởi đầu của thiên can và địa chi khi kết hợp với nhau).
Như vậy, qua bảng liệt kê 60 hoa giáp trên có thể thấy rằng, mỗi tuổi (địa chi) chỉ có 5 mệnh nạp âm. Ví dụ: Tuổi Tý chỉ có các mệnh nạp âm là: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý và Nhâm Tý.