Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì?
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn có tên gọi khác là Lễ hội Đền Hùng. Theo truyền thuyết từ xa xưa về nguồn gốc của người Việt thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 là thứ mấy, vào ngày bao nhiêu dương lịch?
Lịch nghỉ lễ năm nay ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 rơi vào Thứ Năm, ngày 18/04/2024. Đây là ngày làm việc trong tuần của học sinh-sinh viên, công nhân-viên chức và người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 chỉ trọn 1 ngày là thứ năm ngày 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch).
Nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?
Vào ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm 2007.
Xem lịch âm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 vào ngày nào dương lịch?
Tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng. Bên cạnh đó, mùng 10 tháng 3 âm lịch còn là dịp để chúng ta tìm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và về tổ tiên.
Ca dao tục ngữ về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Bài ca dao số 1
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm
2. Bài ca dao số 2
Tháng ba có một ngày mười
Là ngày giỗ Tổ chẳng đời nào quên
3. Bài ca dao số 3
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười
5. Bài ca dao số 5
Dù xa vạn nẻo bến bờ muôn phương
Nhớ ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Về thăm dâng kính nén hương cội nguồn
6. Bài ca dao số 6
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương
Về nguồn dâng nén trầm hương đầu mùa