Hàng năm, thông thường vào ngày 23 tháng chạp theo âm lịch nhà nhà sẽ tổ chức lễ cúng ông công, ông Táo. Như vậy, tính theo lịch dương ngày làm lễ Ông Công Ông Táo năm nay (2024 lịch dương) là ngày 02/02/2024 (thứ 6) dương lịch. Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, Táo quân là vị quan cai quản việc bếp núc, là người tỏ tường việc trong nhà nhất ; vì vậy việc làm lễ tiễn ông Táo về chầu trời thường diễn ra rất trang trọng và đầy đủ. Mâm cỗ cúng ông Táo gồm hai phần: Món ăn và lễ vật, được bày biện chu đáo và đẹp mắt.
Lễ vật
Lễ vật Ông Công : gồm 01 mũ với hai cánh, 01 bộ quần áo và 01 đôi hia
Lễ vật cúng ông Táo: gồm 03 mũ, 03 bộ quần áo và 03 bộ hài, 03 cá chép giấy. Trong đó, 02 mũ Táo ông sẽ có cánh chuồn và 01 muc Táo bà sẽ không có cánh chuốn mà được trang trí lấp lánh.
Theo quan niệm ngũ hành vật phẩm mũ áo của ông Táo có thể thay đổi theo năm, với hành Kim (màu vàng), Mộc (màu trắng), Thủy (màu xanh), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu đen).
Cá chép là vật phẩm qua trọng không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo, được xem là phương tiện đưa ông Táo lên chầu trời. Tùy theo vùng miền mà việc cúng cá chép có thể là vật sống hoặc bằng giấy. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm tiền vàng bằng giấy…
Lễ mặn
Ngoài lễ vật thì mâm cỗ cúng không cần quá cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng, sạch sẽ thể hiện sự tấm lòng thành kính của gia chủ.
Tùy theo từng vùng miền và điều kiện gia đình, có thể chuẩn bị các món cơ bản như:
- 1 đĩa muối+gạo
- Thịt heo luộc hoặc gà luộc
- 1 đĩa giò heo
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 bát canh (canh măng hoặc canh mọc)
- 1 đĩa rau xào thập cẩm
- 1 đĩa hoa quả, cau, trầu, trà, rượu…
- 1 lọ hoa cúc hoặc 1 cành đảo nhỏ
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo được đặt trang trọng trên bàn thờ, thể hiện sự thành tâm, thành kính của gia chủ. Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những kế quả đạt được của gia chủ và xin một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc.
Những điều cần lưu tâm trong ngày lễ ông Táo
- Không cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp.
- Trước khi hành lễ phải sạch sẽ, trang phục gọn gàng kín đáo. Văn khấn được đọc to, rõ ràng, thể hiện sự tôn kính.
- Thứ tự: Sắp lễ, thắp hương, đọc văn khấn. Đợi hết tuần hương thì hạ lễ. Lễ vật sau khi lễ xong được mang đi đốt (hóa mã), cá chép là vật sống thì được mang thả ra áo, hồ, sông, suối…
- Lưu ý việc đốt mã, tránh gây cháy nổ; việc thả cá chép xuống hồ không gây ảnh hưởng tới môi trường (xả rác, túi nilong…).