Lịch vạn sự » Lịch tiết khí

Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Khi nhìn vào quyển lịch mà chúng ta đang dùng, bạn sẽ thấy các tiết khí được in đánh dấu ở phần Lịch âm. Lập Âm lịch để đo thời gian và tính toán xem tiết khí mỗi mùa nóng, lạnh, xấu, đẹp, có sương không? Giúp làm nông nghiệp thuận lợi, mùa màng bội thu

Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Xuân, Hạ, Thu, Đông tính theo Lịch âm hay Lịch dương?

Trên thực tế, Trái đất bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Mặt trời. Như bạn đã thấy, ở mỗi tọa độ khác nhau của Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh độ của Mặt Trời và mang đến các kiểu thời tiết khác nhau. Từ đó có thể nói, tiết khí chính là hệ quả của hiện tượng trái đất quay xung quanh Mặt trời và góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo khi nó tự quay quanh trục của mình. 

Trong khi đó, Lịch âm lại tính tiết khí theo chu kỳ của Mặt trăng. Lịch âm do ngắn hơn lịch dương mỗi năm những 10-11 ngày nên 3 năm đã phải có thêm 1 tháng nhuận để phù hợp với quy luật. Nếu tính theo Lịch âm thì các tiết khí mỗi năm lại không trùng ngày nhau, có khi khác cả tháng! Thậm chí, nếu không có tháng nhuận thì  Tết cổ truyền có năm sẽ rơi đúng vào mùa Hạ!

Tuy nhiên, nếu tính theo dương lịch thì tiết khí rơi vào ngày nào thì năm sau vẫn rơi vào ngày đó, tháng đó; nếu sai thì  chỉ sai lệch từ 1 - 2 ngày mà thôi (bởi Lịch dương thường cố định 365 ngày, 4 năm mới có năm nhuận là 366 ngày). Điều này khiến cho mọi tiết được xác định rõ ràng hơn và dễ nhớ hơn.

Nói chính xác hơn thì Âm lịch nhanh hơn Dương lịch nên các tiết khí trong các năm không cố định trong một ngày như dương lịch. Đó là lý do vì sao chúng ta tính mùa theo dương lịch là đúng nhất.

Bốn mùa gồm những Tiết khí gì? Đặc điểm của từng mùa

Mặc dù theo lịch dương, mỗi năm có rất nhiều tiết khí nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu 24 tiết khí chính, đặc trưng nhất cho 4 mùa trong năm để thấy rõ được sự khác biệt của các mùa này nhé.

6 tiết khí chính của mùa xuân:

-Tiết Lập Xuân: Đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân và nó xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 315 độ. Thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hoặc ngày 5/02.

- Vũ Thủy: Khi kinh độ Mặt Trời ở 330 độ, bắt đầu từ khoảng ngày 18 hoặc ngày 19/02. Mang theo mưa và không khí ẩm ướt.

- Kinh Trập: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 345 độ .Tiết khí này bắt đầu từ khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 3. Thời tiết thuận lợi cho cây đâm chồi, sâu bọ phát triển.

Xuân Phân: Là khoảng thời gian giữa mùa xuân khi kinh độ Mặt Trời ở 0 độ, thời gian bắt đầu tiết này khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 3.

- Thanh Minh: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 15 độ; thời gian này tiết trời đẹp, tươi sáng nên người ta thường tổ chức đi viếng mộ người thân. Thời gian bắt đầu tiết Thanh Minh thường là khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4.

- Cốc Vũ: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 30 độ mang theo kiểu thời tiết mưa rào, độ ẩm cao; thời gian bắt đầu tiết Cốc Vũ sẽ khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 4.

Mùa xuân được coi là mùa khởi đầu trong năm, nằm giữa mùa hè và mùa đông. Thời tiết mùa xuân tương đối dễ chịu, nền nhiệt ổn định và rất ấm áp thường giao động trên dưới 20 độ C. Mùa xuân độ ẩm thường lớn, nắng nhẹ rất thuận lợi cho việc gieo trồng vụ xuân. Là mùa của Lễ Hội để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, cầu may mắn.

6 tiết khí chính của mùa hạ:

Lập Hạ: Là tiết khí đánh dấu sự chuyển giao từ mùa xuân sang hạ, thường xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 45 độ. Khoảng thời gian bắt đầu tiết Lập Hạ là ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5.

-Tiểu Mãn: Thường bắt đầu trong khoảng thời gian ngày 21 hoặc 22 tháng 5 khi kinh độ Mặt Trời ở 60 độ. Vào thời gian này sẽ có lũ nhỏ xuất hiện.

Mang Chủng: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 75 độ, tiết Mang Chủng bắt đầu từ khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 6, đây cũng là ngày chòm sao Tua Rua chiếu sáng.

Hạ Chí: Đánh dấu thời gian giữa hè, xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 90 độ, tiết này thường bắt đầu khoảng ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 6 hằng năm.

Tiểu Thử: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 105 độ, vào khoảng thời gian ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 7, nó mang đến kiểu thời tiết nóng nhẹ, nhiệt độ vừa phải.

Đại Thử: Với đặc trưng thời tiết oi nóng, khó chịu; xuất hiện khi Kinh độ Mặt Trời ở 120 độ và bước vào những ngày cuối tháng 7 khoảng ngày 22 hoặc 23.

Nền nhiệt của mùa hạ thường cao nhất trong năm mang theo kiểu khí hậu nắng nóng bởi đây là khoảng thời gian Trái Đất đón nguồn năng lượng lớn nhất từ Mặt Trời. Không chỉ nắng nóng, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mùa hè còn mang theo mưa giông hoặc bão. Trong nông nghiệp, mùa hè là khoảng thời gian cây trái sinh sôi, ra hoa kết quả và chờ đợi mùa thu hoạch sắp đến.

6 tiết khí chính của mùa thu:

- Lập Thu: Đây là khoảng thời gian đánh dấu bắt đầu mùa thu khi kinh độ Mặt Trời ở 135 độ và thường sẽ rơi vào ngày 7 hoặc ngày 8 của tháng 8 hằng năm.

Xử Thử: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 150 độ, mang theo kiểu thời tiết mưa ngâu kéo dài, tiết Xử Thử thường bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 8.

Bạch Lộ: Bắt đầu từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 hằng năm, khi kinh độ Mặt Trời ở 165 độ, khoảng thời gian này nắng nhạt hơn và bớt oi nóng.-

Thu Phân: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 180 độ, khoảng thời gian bắt đầu thường vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, đánh dấu thời điểm giữa thu.

Hàn Lộ: Có kiểu thời tiết mát mẻ, dễ chịu; xuất hiện khi Kinh độ Mặt Trời ở 195 độ; tiết Hàn Lộ rơi vào khoảng ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10.

Sương Giáng: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 210 độ và rơi vào khoảng thời gian ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 10. Kiểu thời tiết đặc trưng khi tiết này xuất hiện là sương mù khắp nơi.

Đặc trưng của tiết trời mùa thu là kiểu thời tiết mát mẻ, nắng vàng dịu mát; vào cuối thu sương mù nhẹ sẽ xuất hiện, cảm giác se se lạnh vào buổi tối và sáng sớm. Nhiều loại cây kết trái và bắt đầu quá trình rụng lá, các loại hoa dần nở rộ.

6 tiết khí chính của mùa đông:

Lập Đông: Thường bắt đầu từ khoảng này 7 hoặc ngày 8 tháng 11 tùy từng năm, khi kinh độ Mặt Trời ở 225 độ. Đây là tiết khí khởi đầu cho màu đông.

Tiểu Tuyết: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 240 độ, khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 22 hoặc ngày 23 tháng 11, một số nơi có thể có hiện tượng tuyết đầu mùa rơi.

- Đại Tuyết: Bắt đầu khoảng thời gian ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 12 khi kinh độ Mặt Trời ở 255 độ, thời tiết lúc này lạnh khi tuyết rơi dày đặc với lượng lớn ở các nơi.

Đông Chí: Xuất hiện vào khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 12 khi kinh độ Mặt Trời ở 270 độ cũng là thời gian giữa của mùa đông.

- Tiểu Hàn: Mang theo kiểu thời tiết rét nhẹ, không quá khó chịu. Tiết Tiểu Hàn xuất hiện vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1 năm sau khi kinh độ Mặt Trời ở 285 độ.

- Đại Hàn: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 285 độ và bắt đầu từ khoảng ngày 20 hoặc 21 tháng 1 năm sau. Thời tiết thường rét buốt, lạnh lẽo vô cùng.

Mùa Đông sự chênh lệch nhiệt độ thường khá lớn, có thể có nắng nhưng thời tiết vẫn rất rét buốt và khô. Cây cối vào mùa đông thường rụng bớt lá, dành năng lượng ủ ấm cho mầm cây chờ mùa xuân đâm chồi mạnh mẽ.

Mỗi mùa trong năm đều được phân chia theo nhiều cách khác nhau, và mang những điểm đặc trưng riêng khiến mọi người đều yêu thích. Chúng ta sẽ dựa vào đặc điểm, khí hậu của mỗi mùa để sắp xếp cho mình những trải nghiệm thích hợp và ý nghĩa.

Cập nhật: 16/04/2024 19:07
Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Khi nhìn vào quyển lịch mà chúng ta đang dùng, bạn sẽ thấy các tiết khí được in đánh dấu ở phần Lịch âm. Lập Âm lịch để đo thời gian và tính toán xem tiết khí mỗi mùa nóng, lạnh, xấu, đẹp, có sương không? Giúp làm nông nghiệp thuận lợi, mùa màng bội thu
24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

Tiết khí là gì? Có bao nhiêu tiết khí? 24 tiết khí trong năm là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Cách tính tiết khí hôm nay-ý nghĩa 24 tiết khí năm 2024
Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm bất kỳ một cách nhanh chóng, chính xác. Cách tính từ thời cổ đại, 24 tiết khí ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có 6 ngày tiết khí
6 tiết khí mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

6 tiết khí mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

6 tiết khí đại diện cho mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa thu trong đời sống, phong thủy và đời sống xã hội
6 tiết khí của mùa đông là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa đông

6 tiết khí của mùa đông là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa đông

6 tiết khí đại diện cho mùa đông là gì? Ý nghĩa, ứng dụng tiết khí mùa đông trong đời sống xã hội.
6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí đại diện cho mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội
6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân

6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân

6 tiết khí đại diện cho mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội