Lịch vạn sự » Lịch tiết khí

6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí đại diện cho mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội

24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024
Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024
6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân
6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 Tiết khí đại diện cho mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của tiết khí mùa hạ

 

6 Tiết khí mùa Hạ bao gồm: Tiết Lập Hạ, tiết Tiểu Mãn, tiết Mang Chủng, tiết Hạ Chí, tiết Tiểu Thử và tiết Đại Thử.

- Tiết Lập Hạ: Lập Hạ là đầu mùa hè, bắt đầu mùa hè với nhiệt độ tăng nhanh. Trời nắng nóng gay gắt, nhiều nơi bắt đầu xuất hiện mưa bão, sấm chớp do sự thay đổi nhiệt độ. Cây cối vào mùa này cũng lớn nhanh và phát triển tốt.

Tiết Lập Hạ có thể rơi vào ngày 6 tháng 5 hoặc ngày 7 tháng 5 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở góc 45 độ.

- Tiết Tiểu mãn: Mang ý nghĩa khác hoàn toàn với cái tên, nó có nghĩa là những nhóm nhỏ. Ở thời điểm này, đó chính là những nhóm nhỏ của mưa mùa hạ và những trận lũ, lụt ngập nhỏ.

Tiết Tiểu mãn có thể rơi vào ngày 21 tháng 5 hoặc. 22/5 Mặt trời ở góc 60 độ.

- Tiết Mang chủng: Thời điểm hoa màu được mùa, nông nghiệp phát triển tốt, lúa, ngũ cốc tràn đầy sức sống. Thời tiết thì nắng nóng, thỉnh thoảng ẩm ương có mưa bất chợt. Lúc này thì mọi người có thể thấy những đường vân đang lên của các ngôi sao.

Tiết Mang chủng có thể rơi vào ngày 5/6 hoặc 6/6 Dương lịch hàng năm. Mặt trời ở 75 độ.

- Tiết Hạ chí: Nắng hạ chí, nắng giữa mùa hè. Thời tiết nắng nóng ẩm kéo dài, ngày dài, đêm rất ngắn. Vì vậy mới có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Hạ chí có thể rơi vào ngày 21/6 hoặc 22/6 Dương lịch hàng năm. Mặt trời ở góc 90 độ.

- Tiết Tiểu Thử : Lúc này thời tiết có vẻ dịu hơn được chút, nắng nhẹ. Nhưng cảm giác vẫn là nắng nóng nhưng chưa đến mức nóng nhất. Đây là thời điểm có không khí khá oi nóng, có thể đi kèm lũ lụt, sấm sét

Tiết Tiểu Thử có thể rơi vào ngày 7/7 hoặc 8/7 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở 105 độ.

Tiết Đại thử: Đây là thời điểm khí hậu khá gay gắt, vô cùng nóng ẩm dẫn tới nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ xuống.

Giờ Đại thử có thể rơi vào ngày 22 tháng 7 hoặc 23 tháng 7 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở nhiệt độ 120 độ.

Tiết Mang chủng là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của Tiết Mang Chủng

Mang chủng hay Măng chủng là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 dương lịch trong năm, khi Mặt Trời ở xích kinh 75° (kinh độ Mặt Trời bằng 75°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Ngũ cốc trổ bông. Đối với người nông dân Việt Nam, nó còn là khi người ta nhìn thấy chòm sao Tua Rua (chòm sao Kim Ngưu) mọc.

Theo quy ước, tiết mang chủng là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 5 hay 6 tháng 6 khi kết thúc tiết tiểu mãn và kết thúc vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 6 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết hạ chí bắt đầu.

Trong lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Mang chủng nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời.

Theo cách tính hiện đại, với điểm xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, thì thời điểm bắt đầu hay diễn ra tiết mang chủng ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 75°. Ngày diễn ra hay bắt đầu tiết mang chủng do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 5 hay 6 tháng 6 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước mang chủng là tiểu mãn và tiết khí kế tiếp sau là hạ chí.

Ý nghĩa của Tiết Mang Chủng

Dân gian có câu "Tiết Mang Chủng mau mau trồng trọt”, vì đây là thời điểm các loại ngũ cốc đủ lớn để thu hoạch, ở Việt Nam, vào tiết mang chủng có nơi đã bắt đầu gieo trồng vụ mới nhưng có nơi chỉ mới bắt đầu mùa gặt, nguyên nhân là do đặc điểm khí hậu đa dạng ở mỗi nơi.

Trong tiết này bà con nên tranh thủ thời tiết mưa nhiều, có độ ẩm cao để gieo giống, nếu không kịp tiến độ thì thời kỳ sinh trưởng của lúa sẽ bị ngắn lại dễ gặp sâu bệnh, năng suất không cao,... Khoai lang cũng nên gieo trồng trong tiết mang chủng.

 

Cập nhật: 17/04/2024 01:15
Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Khi nhìn vào quyển lịch mà chúng ta đang dùng, bạn sẽ thấy các tiết khí được in đánh dấu ở phần Lịch âm. Lập Âm lịch để đo thời gian và tính toán xem tiết khí mỗi mùa nóng, lạnh, xấu, đẹp, có sương không? Giúp làm nông nghiệp thuận lợi, mùa màng bội thu
24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

Tiết khí là gì? Có bao nhiêu tiết khí? 24 tiết khí trong năm là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Cách tính tiết khí hôm nay-ý nghĩa 24 tiết khí năm 2024
Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm bất kỳ một cách nhanh chóng, chính xác. Cách tính từ thời cổ đại, 24 tiết khí ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có 6 ngày tiết khí
6 tiết khí mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

6 tiết khí mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

6 tiết khí đại diện cho mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa thu trong đời sống, phong thủy và đời sống xã hội
6 tiết khí của mùa đông là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa đông

6 tiết khí của mùa đông là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa đông

6 tiết khí đại diện cho mùa đông là gì? Ý nghĩa, ứng dụng tiết khí mùa đông trong đời sống xã hội.
6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí đại diện cho mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội
6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân

6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân

6 tiết khí đại diện cho mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội