6 tiết khí đại diện cho mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội
6 Tiết khí đại diện cho mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của tiết khí mùa xuân
Tiết khí mùa Xuân bao gồm: Tiết Lập Xuân, tiết Vũ Thủy, tiết Kinh Trập, tiết Xuân Phân, tiết Thanh Minh và tiết Cốc Vũ.
24 tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Tính tiết khí năm 2023 quan trọng để lên kế hoạch mùa vụ nông nghiệp. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa.
Tiết khí thứ 1 - Tiết Lập Xuân
Tiết lập xuân có thể rơi vào ngày 4/2 hoặc 5/2 dương lịch hàng năm.
“Lập” có nghĩa là xác lập, đánh dấu. “Xuân” có nghĩa là mùa xuân. Vì vậy, tiết Lập Xuân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, cũng như đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới.
Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đất trời hân hoan, bắt đầu những điều tươi mới và may mắn. Theo góc độ thiên văn học, thì tiết Lập Xuân đánh dấu một chu trình quỹ đạo mới của Trái đất khi quay quanh Mặt trời.
- Tiết khí thứ 2 - Tiết Vũ Thủy
Tiết Vũ Thủy có thể rơi vào ngày 19/2 hoặc 20/2 dương lịch hàng năm.
Tiết Vũ thủy dịch nghĩa từ Hán văn nghĩa là mưa ẩm, bắt đầu từ thời điểm này có những cơn mưa xuân với những hạt mưa nhỏ li ti.
Lúc này gió Xuân thổi khắp nơi, không khí ẩm thấp, nước mưa nhiều nên gọi là Vũ Thủy.
- Tiết khí thứ 3 - Tiết Kinh Trập
Tiết Kinh Trập có thể rơi vào ngày 6/3 hoặc 7/3 dương lịch hàng năm.
Tiết Kinh trập báo hiệu sau thời gian này một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Khi mùa xuân đến, cây cối đâm chồi, nảy lộc thì các loài sâu bọ bắt đầu được sinh ra.
- Tiết khí thứ 4 - Tiết Xuân Phân
Tiết Xuân Phân có thể rơi vào ngày 21/3 hoặc 22/3 dương lịch hàng năm.
Đây là thời điểm giữa mùa Xuân. Vào ngày này Mặt Trời ở trên Xích Đạo. Đây là điểm giữa của 90 ngày Mùa Xuân, vào ngày này ngày và đêm ở Bán cầu Nam và Bán cầu Bắc như nhau nên gọi là Xuân Phân.
Sau ngày này vị trí chiếu thẳng của Mặt Trời hướng dần lên phía Bắc bán cầu nên ngày sẽ dài, đêm ngắn. Do đó Xuân Phân có thể gọi là khởi đầu mùa Xuân ở Bắc bán cầu, ở đây cây cỏ đã qua cái rét của mùa Đông, bước vào giai đoạn phát triển dưới nắng ấm của mùa Xuân.
- Tiết khí thứ 5 - Tiết Thanh Minh
Tiết Thanh Minh có thể rơi vào ngày 5/4 hoặc 6/4 dương lịch hàng năm.
Thời điểm này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng.
- Tiết khí thứ 6 - Tiết Cốc Vũ
Tiết Cốc Vũ có thể rơi vào ngày 20/4 hoặc 21/4 dương lịch hàng năm.
Cốc vũ nghĩa là mưa rào.
Thanh minh là gì? Tết thanh minh vào ngày nào?
Tết Thanh Minh mặc dù không phải là ngày lễ Tết lớn trong năm nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Vậy ngày Tết Thanh Minh có ý nghĩa như thế nào và nhằm vào ngày nào dương lịch năm nay?
Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình.
Vậy Tết Thanh Minh có ý nghĩa, nguồn gốc như thế nào? Và năm nay Tết Thanh Minh nhằm vào ngày nào dương lịch?
Tết Thanh Minh vào ngày nào dương lịch?
Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định trong từng năm thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và thường kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Năm 2023 Tết Thanh Minh rơi vào thứ tư ngày mùng 5/4/2023 (ngày 15/2/2023 nhằm Ngày Quý Tỵ, tháng Ất Mão, năm Quý Mão).
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, Tiết thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông.
Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày.
Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết thanh minh. Vào năm 2023, Tết thanh minh sẽ nhằm ngày 5/4 Dương lịch (15/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4.
Ngoài Tết thanh minh, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình quần áo đẹp để cùng đi chơi xuân. Hiện nay ở Việt Nam không còn lưu truyền lễ hội này nữa nhưng vẫn chúng ta vẫn có thể biết được lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân,
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm"
Ý nghĩa của Tết Thanh Minh
Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.
Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người dân đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ nhằm tri ân, tưởng nhớ người thân đã mất, đồng thời, tỏ lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn tổ tiên.
Bên cạnh đó, mọi người còn quét dọn cho những mồ mả vô chủ, không có người thân tới chăm nom, thể hiện được sự nhân văn, đạo lý tương thân tương ái, giúp đỡ lần nhau.