Lịch vạn sự » Lịch tiết khí

24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

Tiết khí là gì? Có bao nhiêu tiết khí? 24 tiết khí trong năm là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Cách tính tiết khí hôm nay-ý nghĩa 24 tiết khí năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024
6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ
6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân
24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

24 tiết khí trong năm là gì?

24 tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Tính tiết khí năm 2023 quan trọng để lên kế hoạch mùa vụ nông nghiệp. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Tìm hiểu 24 tiết khí là rất có ích trong việc xem xét thời tiết, ngày giờ tốt để làm các việc trọng đại. Vậy 24 tiết khí là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2023 như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết chi tiết dưới đây nhé. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là:

  1. Vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình cầu chứ không phải là một hình cầu nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian (khoảng cách ngày) giữa 2 tiết khí liền kề không phải là con số cố định.
  2. Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu.

Nên khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày. Lấy ví dụ trong kỷ nguyên J2000 khoảng thời gian từ điểm thu phân đến điểm xuân phân ở Bắc Bán cầu là 179 ngày ngắn hơn khoảng thời gian từ điểm xuân phân đến điểm thu phân. Đó là do quỹ đạo hình elip của Trái Đất; vào tháng 1, Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật vào khoảng ngày 3 tháng 1) nên theo định luật Kepler nó phải chuyển động nhanh hơn thời kỳ ở xa Mặt Trời (điểm viễn nhật khoảng ngày 4 tháng 7). Chính vì thế nên nửa hoàng đạo từ điểm xuân phân đến điểm thu phân, Trái Đất đi hết 186 ngày. Nửa còn lại, từ điểm thu phân đến điểm xuân phân, chỉ cần 179 đến 180 ngày.

Cách tính 24 tiết khí năm 2024

Dựa vào bảng 24 tiết khí trong năm 2024 dương lịch như bên dưới, bạn có thể dễ dàng tiết khí của ngày hiện tại. Ví dụ: hôm nay là ngày 15/01/2024 thì nằm giữa Tiết Tiểu Hàn và Tiết Đại Hàn ==> có nghĩa là Tiết khí ngày hôm nay là Tiết Tiểu Hàn.

STT Ngày / Giờ Tiết khí
1 06/01/2024 03:49 Tiết Tiểu hàn
2 20/01/2024 21:07 Tiết Đại hàn
3 04/02/2024 15:27 Tiết Lập xuân
4 19/02/2024 11:13 Tiết Vũ Thủy
5 05/03/2024 09:22 Tiết Kinh trập
6 20/03/2024 10:06 Tiết Xuân phân
7 04/04/2024 14:02 Tiết Thanh minh
8 19/04/2024 20:59 Tiết Cốc vũ
9 05/05/2024 07:10 Tiết Lập hạ
10 20/05/2024 19:59 Tiết Tiểu mãn
11 05/06/2024 11:10 Tiết Mang chủng
12 21/06/2024 03:51 Tiết Hạ chí
13 06/07/2024 21:20 Tiết Tiểu thử
14 22/07/2024 14:44 Tiết Đại thử
15 07/08/2024 07:09 Tiết Lập thu
16 22/08/2024 21:55 Tiết Xử thử
17 07/09/2024 10:11 Tiết Bạch lộ
18 22/09/2024 19:43 Tiết Thu phân
19 08/10/2024 02:00 Tiết Hàn lộ
20 23/10/2024 05:14 Tiết Sương giáng
21 07/11/2024 05:20 Tiết Lập đông
22 22/11/2024 02:56 Tiết Tiểu tuyết
23 06/12/2024 22:17 Tiết Đại tuyết
24 21/12/2024 16:20 Tiết Đông chí

6 Tiết khí mùa xuân và ý nghĩa

  • Tiết Lập xuân: Đây là thời điểm bắt bắt đầu của mùa xuân, thường báo hiệu của một năm mới đã đến. Là thời điểm trăm hoa đua nở, vạn vật vũ trụ bước sang một chu kì tuần hoàn mới. Thông thường, tiết Lập xuân sẽ rơi vào khoảng 4/2 – 19/2 theo lịch Dương hàng năm.
  • Tiết Vũ thủy: Đây là thời điểm ẩm, mưa nhiều trong năm. Chính vì thế mà thời tiết âm u, thường có gió xuân xuất hiện. Ngoài ra, còn là nguyên nhân gây nên hiện tượng nồm nhà. Tiết khí Vũ Thủy thường bắt đâu vào 19/2 – 20/2 và kết thúc vào 5/3 – 6/3 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Kinh trập: Nghĩa là thời gian sâu nở, vạn vật bắt đầu sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Tiết Kinh trập sẽ rơi vào khoảng 6/3 – 21/3 dương lịch.
  • Tiết Xuân phân: Là thời gian giữa Xuân, lúc này sẽ diễn ra hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Tiết Xuân phân sẽ vào 21/3 – 5/4.
  • Tiết Thanh minh: Là thời tiết trong sáng, khí hậu mát mẻ, cây cối phát triển. Thời gian của tiết Thanh minh rơi vào 5/4 – 20/4 dương lịch.
  • Tiết Cốc vũ: Là thời điểm của những trận mưa rào, là lúc thời tiết chuyển hạ. Đây cũng là thời điểm giúp chăm hoa đua nở. Bắt đầu vào khoảng 20/4 – 5/5 dương lịch.

6 Tiết khí mùa hạ và ý nghĩa

  • Tiết Lập hạ: Đây là thời điểm bắt bắt đầu chuyển hạ, nhiệt độ tăng cao gây nắng nóng. Tiết Lập hạ thường bắt đầu vào khoảng 6/5 – 7/5 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Tiểu mãn: Mang ý nghĩa là lũ nhỏ, là thời điểm thường có mưa. Thời gian đến tiết Tiểu mãn là từ 21/5 – 5/6 dương lịch.
  • Tiết Mang chủng: Là thời gian nông sản vào mùa, thời tiết oi nóng, thường có mưa bất chợt. Tiết Mang chủng thường rơi vào khoảng 5/6 – 21/6 dương lịch.
  • Tiết Hạ chí: Đây là thời gian giữa mùa hạ, thời tiết thường nắng nóng, oi bức. Cũng là lúc xảy ra hiện tượng đêm ngắn, ngày dài. Tiết Hạ chí có thể rơi vào 21/6 – 6/7 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Tiểu thử: Có nghĩa là nắng nhẹ, thời tiết nắng nóng nhưng đạt mức vừa phải. Thời gian sẽ rơi vào 7/7 – 22/7 dương lịch.
  • Tiết Đại thử: Đây là thời điểm nắng gay gắt nhất, khí hậu oi bức khó chịu. Kèm theo đó là sự xuất hiện của mưa bão, áp thấp nhiệt đới. Tiết Đại thử thường rơi vào khoảng 22/7 – 8/8 dương lịch.

6 Tiết khí mùa thu và ý nghĩa

  • Tiết Lập thu: Là thời gian bắt đầu của mùa thu, thời tiết se mát dễ chịu. Đây cũng là thời điểm có hoa cúc, hương cốm. Thời gian bắt đầu tiết Lập thu là khoảng 7/8 – 22/8 dương lịch.
  • Tiết Xử thử: Có nghĩa là mưa ngâu, khí hậu mát mẻ rõ rệt hơn. Tiết Xử thử có thể rơi vào ngày 23/8 – 7/9 dương lịch.
  • Tiết Bạch lộ: Thời tiết bắt đầu mát hẳn, ánh mặt trời nhạt màu và bắt đầu có hơi lạnh. Tiết Bạch lộ rơi vào 8/9 – 23/9 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Thu phân: Là thời gian giữa mùa thu. Đây là thời gian các cây bắt đầu thay lá, không còn cảm nhận được sự nắng nóng. Thời gian của Tiết Thu phân rơi vào khoảng 23/9 – 7/10 dương lịch.
  • Tiết Hàn lộ: Có khí hậu mát mẻ, lạnh dần và trời cũng bắt đầu tối sớm. Thời gian của tiết Hàn lộ là khoảng 8/10 – 23/10 dương lịch.
  • Tiết Sương giáng: Là thời gian sương mù xuất hiện, có sương muối gây hại. Thường tiết Sương giáng sẽ rơi vào 23/10 – 6/11 dương lịch hàng năm.

6 Tiết khí mùa đông và ý nghĩa

  • Tiết Lập đông: Là thời gian bắt đầu mùa đông, xuất hiện các đợt khí lạnh từ miền Bắc tràn về. Rơi vào khoảng 7/11 – 21/11 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Tiểu tuyết: Đây là thời điểm tuyết bắt đầu rơi, thời gian bắt đầu từ 22/11 – 7/12 dương lịch.
  • Tiết Đại tuyết: Nghĩa là có các trận mưa tuyết rất lớn, kèm với đó là các đợt không khí lạnh. Tiết Đại tuyết sẽ rơi vào khoảng 7/12 – 20/12 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Đông chí: Là thời gian giữa mùa đông, thường có bình minh rất muộn. Tiết Đông chí có thể rơi vào ngày 21/12 – 5/1 dương lịch hàng năm.
  • Tiết Tiểu hàn: Nghĩa là thời tiết vừa rét vừa, là những đợt rét nhẹ, chưa đạt mức khắc nghiệt. Thường sẽ rơi vào ngày 5/1 – 20/1 dương lịch.
  • Tiết Đại hàn: Nghĩa là thời tiết rét cực độ, khí hậu lạnh giá. Có thể vào ngày 20/1 – 3/2 dương lịch.

Ý Nghĩa tiết khí trong phong thủy, thói quen đời sống và ẩm thực

24 tiết khí có nguồn gốc từ dân tộc Bách Việt và đã được sử dụng cho mục đích lập lịch ở các nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Cách tính lịch thời tiết này đã giúp ông cha ta dự báo sự thay đổi về ngày, tháng, năm, sự chuyển giao mùa và sự chuyển giao thời tiết, góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp thời bấy giờ.

Với việc kết hợp lịch thời tiết tháng với tuần trăng và năm với thời tiết, các nông dân có thể lập kế hoạch canh tác phù hợp với điều kiện thời tiết từng mùa, giúp đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra, 24 tiết khí còn có ý nghĩa trong việc định ngày tốt, ngày xấu trong tháng trong năm. Người xưa tin rằng mỗi tiết khí sẽ mang đến những điều tốt lành hoặc không tốt cho con người. Dựa vào việc nghiên cứu các tiết khí, họ xác định được những ngày tốt, ngày xấu và lập lịch trình cho những việc nên làm hay không nên làm. Điều này giúp họ tận dụng tốt những ngày tốt để thực hiện các hoạt động quan trọng, tránh những ngày xấu để giảm thiểu rủi ro và những khó khăn có thể xảy ra.

Ý nghĩa và ứng dụng lịch tiết khí trong phong thủy và đời sống

Các tiết khí trong năm được ứng dụng rộng rãi trong phong thủy và đời sống. Bởi lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết, phản ánh đúng trạng thái tiết Trời và khí hậu.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lịch tiết khí là cơ sở trong việc chỉ đạo sản xuất, canh tác mỗi mùa của người nông dân như vụ Xuân được gieo trồng vào tiết Vũ Thủy, phòng trừ sâu bệnh vào tiết Kinh Trập và thu hoặc mùa màng vào tiết Mang Chủng. 

Trong chăn nuôi, lịch tiết khí giúp phòng tránh dịch bệnh gia cầm, gia súc, thủy sản,…

Trong phong thủy, lịch tiết khí cực kỳ quan trong trong việc xác định lá số tứ trụ, độ vượng suy Ngũ hành như Quỷ Cốc, Hà Đồ Lạc Thư, Hà Lạc, Bát Tự, Tứ Trụ,… hoặc vương suy quẻ dịch trong chiêm bói dịch, Mai Hoa dịch số. 

Tiết khí và ăn uống (ẩm thực)

Từ xưa đến nay, vào mùa hạ, chuyển hóa trong cơ thể thịnh vượng, dễ đổ mồ hôi, hao khí thương tân, nên ăn uống các thực phẩm có công dụng khư thử ích khí, sinh tân chỉ khát. Người già công năng cơ thể sụt giảm, nên lấy thanh bổ làm chủ, trợ thanh thử giải nhiệt hộ vị ích tý. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh, mặc dù thời tiết nóng nhưng nên kiêng kỵ các loại thực phẩn tính lạnh mát nhằm phòng ngừa phát sinh bệnh tật.

Những điều cấm kỵ về dưỡng sinh trong tiết Bạch lộ

Bạch lộ là một trong 24 tiết khí trong năm (khoảng tháng 9 hàng năm - chuyển mùa thu), có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn nhất. Hơn nữa, khí hậu khô hanh, tổn hao dịch tiết, dễ xuất hiện triệu chứng “khô hanh của mùa thu” như: môi, miệng, cổ họng khô, mũi khô, làn da khô, phân khô cứng … Những người có hệ hô hấp yếu, dạ dày yếu và làn da khô dễ dị ứng cần đặc biệt chú ý đến việc dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe.

- Tránh kiêng ăn các thực phẩm sống, lạnh

- Tránh kiêng ăn các loại thực phẩm cay, khô nóng

- Tránh kiêng ăn thực phẩm chiên, nướng, nhiều dầu mỡ

- Tránh để lộ cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh

Cập nhật: 17/04/2024 14:56
Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Tính 24 tiết khí trong năm theo Lịch âm hay Lịch dương?

Khi nhìn vào quyển lịch mà chúng ta đang dùng, bạn sẽ thấy các tiết khí được in đánh dấu ở phần Lịch âm. Lập Âm lịch để đo thời gian và tính toán xem tiết khí mỗi mùa nóng, lạnh, xấu, đẹp, có sương không? Giúp làm nông nghiệp thuận lợi, mùa màng bội thu
24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

24 tiết khí trong năm là gì? Cách tính 24 tiết khí trong năm 2024

Tiết khí là gì? Có bao nhiêu tiết khí? 24 tiết khí trong năm là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời. Cách tính tiết khí hôm nay-ý nghĩa 24 tiết khí năm 2024
Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm 2024

Cách tính lịch tiết khí hôm nay và các ngày khác trong năm bất kỳ một cách nhanh chóng, chính xác. Cách tính từ thời cổ đại, 24 tiết khí ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có 6 ngày tiết khí
6 tiết khí mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

6 tiết khí mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

6 tiết khí đại diện cho mùa thu là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa thu trong đời sống, phong thủy và đời sống xã hội
6 tiết khí của mùa đông là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa đông

6 tiết khí của mùa đông là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa đông

6 tiết khí đại diện cho mùa đông là gì? Ý nghĩa, ứng dụng tiết khí mùa đông trong đời sống xã hội.
6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí của mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ

6 tiết khí đại diện cho mùa hạ là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa hạ trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội
6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân

6 tiết khí của mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân

6 tiết khí đại diện cho mùa xuân là gì? Ý nghĩa và ứng dụng tiết khí mùa xuân trong đời sống, phong thủy-ẩm thực và đời sống xã hội