Hàng năm cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, các gia đình người Việt lại tất bật chuẩn bị bánh trôi, bánh chay dâng lên đức Phật, Thần linh và Tổ tiên.
Ngày 3/3 âm lịch là ngày gì? Ý nghĩa, nguồn gốc Tết Hàn thực
1. Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày gì?
Theo phong tục truyền thống Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực hay có tên gọi khác là Tết bánh trôi, bánh chay.
Đây là một tục lệ có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào nước ta đã được biến đổi thành nét riêng. Là dịp để chúng ta nhớ về tổ tiên, nguồn cội
Đây được coi là một trong những ngày lễ, tết quan trọng của người Việt Nam.
2. Ý nghĩa nguồn gốc Tết Hàn thực?
Ngày Tết Hàn thực, người Việt sẽ chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh trôi, bánh chay; sửa soạn mâm lễ vật để dâng lên cúng Phật, thần linh và tổ tiên. Cũng trong dịp này con cháu thường đi tảo mộ. Đây là cách để chúng ta gặp nhau quây quần, cùng tỏ lòng biết ơn với tổ tiên của mình.
Vào ngày này chúng ta không kiêng lửa và việc tạo ra bánh trôi, bánh chay làm lễ vật cúng dâng bề trên đã trở thành nét đặc trưng riêng trong Tết Hàn thực của người Việt.
3. Tết Hàn thực ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch có nguồn gốc từ nước nào?
Theo ý nghĩa của chữ Hán, "Hàn" có nghĩa là lạnh, "Thực" có nghĩa là ăn, do đó Tết Hàn Thực là tết để ăn đồ lạnh. Phong tục này có bắt nguồn từ một câu chuyện xưa ở Trung Quốc.
Câu chuyện kể rằng trong thời Xuân Thu, Vua Tấn Văn Công của nước Tấn phải lưu vong, nay nước Tề mai nước Sở. Một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo phò Vua trong đường đi lánh nạn, khi lương thực cạn kiệt, ông đã lén cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu và dâng cho Vua. Sau khi vừa ăn xong, mới biết được hành động của Giới Tử Thôi và rất cảm kích.
Giới Tử Thôi đã theo Vua Tấn Văn Công suốt 19 năm, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, khổ luyện thành tài. Khi Vua giành lại ngôi vương nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Tuy nhiên, Giới Tử Thôi không oán trách, coi những việc đó không đáng kể. Ông rời về núi Điền Sơn cùng mẹ và sống ẩn dật.
Sau này, Tấn Văn Công nhớ ra và cử lính đi tìm, nhưng vì không quan tâm đến danh vọng, Tử Thôi đã từ chối quay về để nhận thưởng. Vua đã ra lệnh đốt rừng để ép buộc Tử Thôi quay về, nhưng không ngờ rằng Tử Thôi đã quyết chí, chấp nhận hai mẹ con chết cháy trong rừng. Và ngày hôm đó là ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Vua sau này hối hận và lập miếu thờ. Mỗi năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, người dân bị cấm sử dụng lửa nấu ăn, thậm chí cỗ cúng cũng phải chuẩn bị từ trước đó, nên gọi là ngày Tết Hàn Thực. Và đây chính nguồn gốc của ngày 3/3 âm là ngày gì.
Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, Tết Hàn Thực của người Việt vẫn mang nhiều nét đặc trưng riêng. Đây là dịp để người Việt nhớ về nguồn gốc, tưởng nhớ lòng biết ơn đến tổ tiên.
4. Ngày Tết hàn thực 3/3/ năm 2024 vào ngày nào dương lịch?
Ngày Tết hàn thực năm nay nhằm ngày Ất Tỵ, tháng Mậu Thìn, năm Giáp Thìn. Ứng với thứ Năm ngày 11 tháng 4 năm 2024 dương lịch.
5. Tết Hàn thực mùng 3/3 và ý nghĩa tục ăn bánh chay ngày này?
Vào dịp Tết Hàn thực, mọi gia đình Việt sẽ chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trôi bánh chay. Tục lệ này được coi là truyền thống và có ý nghĩa đặc biệt trên mâm lễ vật cúng tổ tiên trong dịp này Tết này.
Việc ăn bánh trôi bánh chay chỉ diễn ra phổ biến trong dịp Tết Hàn thực. Nó được du nhập từ thời Lê và phổ biến từ thời Lê Trung Hưng.
Ngoài hoa và các loại trái cây theo mùa thì trên mâm lễ vật không thể thiếu bánh trôi bánh chay. Để phù hợp với thời đại hiện nay, bánh trôi bánh chay đã được biến tấu với đủ màu sắc và hình thù đẹp mắt. Việc chuẩn bị mâm lễ cúng trong dịp này là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Chúng ta thắp hương và dâng lễ vật không những là để tỏ lòng thành kính với bề trên, tổ tiên mà tục ăn bánh trôi bánh chay cũng là mong muốn những điều may mắn, một năm no đủ sẽ đến với bản thân.