Lịch vạn sự » Giờ hoàng đạo

Các canh giờ trong 1 ngày, cách tính giờ theo 12 con giáp

Mỗi thời khắc trong ngày đều ẩn chứa ý nghĩa riêng biệt, đối với quan niệm Á Đông nó gắn với 12 con giáp. Giờ sinh của mỗi người còn nói lên tử vi, tướng số của người đó. Cùng tìm hiểu nhé!

Các canh giờ trong 1 ngày, cách tính giờ theo 12 con giáp

Các canh giờ trong 1 ngày, cách tính giờ theo 12 con giáp

Theo các nhà Chiêm tinh cổ, một ngày được chia thành 12 canh giờ, mỗi canh giờ ứng với 2 giờ tạo thành 24 giờ. Mỗi canh giờ sẽ gắn với con giáp, theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

1. Giờ Tý (23h-1h)

Được tính là canh giờ đầu tiên trong ngày. Đây là thời khắc đêm khuya (cực âm nhất), khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ sau một ngày lao động vất vả. Không gian tĩnh lặng và bình yên, phù hợp cho việc nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng để bắt đầu ngày mới. Vì vậy, bạn nên trân trọng thời gian này và chú ý giấc ngủ của mình.

Giờ Tý cũng là giờ Chuột đi kiếm ăn, khởi đầu cho một ngày mới. Tý cũng đứng đầu trong 12 con giáp nên là canh giờ đầu tiên, đánh dấu sự bắt đầu trong ngày.

2. Sửu (1h-3h)

Đây là khoảng thời gian chúng ta có giấc ngủ sâu, tốt cho sức khỏe nhất. Cũng trong thời gian này gà bắt đầu gáy; trâu, bò thức giấc để ăn và nhai lại thức ăn, chuẩn bị cho  ngày lao động vất vả.

3. Giờ Dần (3h-5h)

Lúc này con người vẫn còn trong giấc ngủ, là thời điểm phối hoạt động mạnh nhất nên chúng ta cần đảm bảo giấc ngủ ngon.

Tuy nhiên, Mặt trời đã ở ngang đường chân trời, vạn vật thức tỉnh và đi kiếm ăn. Đây là thời gian hổ hung dữ nhất vì chúng rời hang, đi săn mồi.

4. Giờ Mão (5h-7h)

Bình Minh ló rạng, mang những tia nắng đầu tiên ấm áp. Con người ra khỏi giường, tập những động tác nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe, ăn sáng và bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Đây là lúc mèo nghỉ ngơi sau một đêm săn chuột. Ở một số nước châu Á khác, con giáp này được thay thế bằng Thỏ vì lúc này thỏ thích ra khỏi hang để ăn cỏ.

5. Giờ Thìn (7h-9h)

Ở một số nơi thì đây cũng là thời điểm ăn sáng, chúng ta nên ăn những món ăn nhẹ nhàng nhưng giàu dưỡng chất. Vì bữa sáng là để chuẩn bị năng lượng tốt nhất cho một ngày làm việc hiệu quả.

 Đây là thời gian con người làm việc năng suất nhất, vì thế ông cha ta lấy hình tượng con rồng làm tượng trưng.

6. Giờ Tỵ (9h-11h)

Là thời gian gần trưa . Cũng là thời điểm tinh thần con người hoạt động hiệu quả nhất.  Chúng ta cũng có thể đứng dậy hoạt động nhẹ nhàng một chút, sau khoảng  thời gian ngồi lâu làm việc, rất tốt cho xương khớp.

Đây là thời gian rắn ẩn mình nghỉ ngơi trong hang động, không tấn công, làm tổn hại đến con người.

7. Giờ Ngọ(11h-13h)

Chính Ngọ là 12h trưa, vì vậy đây là thời điểm giữa trưa. Lúc này chúng ta cần ăn trưa và nghỉ ngơi một chút để tiếp thêm nguồn năng lượng cho các hoạt động buổi chiều.

Khi mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu chúng ta nên được coi là có nhiều dương khí nhất và Ngựa (loài động vật hoạt động mạnh nhất thời điểm này ) được lấy làm linh vật tượng trưng.

8. Giờ Mùi (13h-15h)

Lúc này mặt trời ngả về hướng Tây, bước sang buổi chiều. Chúng ta sẽ quay trở lại công việc buổi chiều sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn.

Đây là lúc tốt nhất cho việc chăn thả Dê, đàn dê  có thể đi tìm kiếm cỏ ăn mà không ảnh hưởng đến việc cỏ có thể mọc trở lại.

9. Giờ Thân (15h-17h)       

 Là thời điểm chiều tà, gần kết thúc công việc trong ngày. Thưởng thức  bữa trà chiều giúp tinh thần thoải mái hơn để tiếp tục những công việc còn lại trong ngày. Tham gia một số hoạt động thể dục, thể thao sẽ rất hữu ích cho sức khỏe.

 Đây là thời điểm bầy Khỉ hoạt động sôi động. Chúng hú gọi bầy đàn rất lớn  trở về hang nghỉ ngơi nên được lấy làm hình tượng tượng trưng cho khung giờ này.

10. Giờ Dậu (17h-19h)

 Là thời điểm mặt trời lặn, cuối chiều. Thời điểm tan làm, trở về nhà với các hoạt động: cùng nhau nấu ăn và các hoạt động bên gia đình giúp tinh thần thoải mái, bình yên.

 Đây cũng là lúc gà được ăn no, vào chuồng, leo lên cây để kiếm chỗ ngủ.

11. Giờ Tuất (19h-21h)

Là thời điểm mặt trời xuống núi. Được xem là khoảng thời gian lý tưởng trong ngày. Sau một ngày dài vất vả, sau tất cả các hoạt động trong ngày, là lúc con người được nghỉ ngơi, tự tại, thả lỏng tinh thần…làm những điều mình thích.

Chó là vật nuôi trong nhà, lúc này đã được ăn no, thức để canh giữ nhà cho chủ.

12. Giờ Hợi (21h-23h)

Trời đã về khuya, màn đêm tối bao trùm;  vạn vật hầu hết đều chìm vào giấc ngủ, cơ thể hoàn toàn được nghỉ ngơi. Chúng ta nên đi ngủ sớm, gác lại mọi âu lo để có một giấc ngủ ngon, tốt cho sức khỏe; tái tạo năng lượng để chuẩn bị cho một ngày mai tươi vui hơn.

Đây cũng là lúc lợn ngủ say nhất.

Để ghi nhớ một cách dễ dàng, người ta thường lấy giờ chính Tý là 0h, giờ chính Ngọ là 12h. Từ đó, suy ra các giờ còn lại.

Cập nhật: 12/04/2024 10:41
Các canh giờ trong 1 ngày, cách tính giờ theo 12 con giáp

Các canh giờ trong 1 ngày, cách tính giờ theo 12 con giáp

Mỗi thời khắc trong ngày đều ẩn chứa ý nghĩa riêng biệt, đối với quan niệm Á Đông nó gắn với 12 con giáp. Giờ sinh của mỗi người còn nói lên tử vi, tướng số của người đó. Cùng tìm hiểu nhé!
Cách tính Can giờ theo Can ngày đơn giản dễ hiểu

Cách tính Can giờ theo Can ngày đơn giản dễ hiểu

Qua cách tính giờ theo Can Chi-giờ 12 con giáp: Giờ Tý-Sửu-Dần-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi, ta thấy được 1 giờ âm lịch dài bằng 2 giờ dương lịch. Cách tính Can giờ theo Can ngày đơn giản dễ hiểu
Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo chính xác nhất

Giờ hoàng đạo là gì? Cách tính giờ hoàng đạo chính xác nhất

Tìm hiểu xem giờ hoàng đạo là gì và cách tính giờ hoàng đạo của ngày hôm nay? Giờ hoàng đạo dùng để gọi khung thời gian, giờ tốt, giờ đại cát đại lợi để tiến hành những việc lớn, việc đại sự
Giờ xuất hành Lý Thuần Phong, xem giờ tốt đẹp xuất hành

Giờ xuất hành Lý Thuần Phong, xem giờ tốt đẹp xuất hành

Lý Thuần Phong dự đoán chính xác vận mệnh của Trung Quốc 2000 năm sau. Lý Thuần Phong nổi tiếng về các cuốn sách về thiên văn học, chiêm tinh học, địa lý học phong thuỷ...có công thức tính giờ xuất hành