12 con giáp của Trung Quốc là gì?
Trong lịch Âm thì đơn vị giờ, ngày, tháng , năm sẽ được chia ra và tính bằng Thập Nhị chi trong Can chi hoặc Thiên Can Địa Chi. Mỗi địa Chi sẽ ứng với 1 con vật quen thuộc và gần gũi với con người, sắp xếp theo thứ tự: Chuột (Tý), Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Thỏ (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi).
Các quốc gia theo lịch âm như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam…đã dùng những con vật tượng trưng theo thứ tự trên để từ đó biết mình cầm tinh con gì, thiên đoán số mệnh tử vi của mỗi người.
Nguồn gốc ra đời của 12 con giáp?
Có rất nhiều câu chuyện được lưu truyền để nói về nguồn gốc 12 con giáp nhưng tựu chung đều được hiểu rằng: Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc thì nguồn gốc 12 con giáp ra đời khi loài người chưa biết cách tính và phân biệt thời gian của ngày, tháng, năm.
Ngọc Hoàng thượng đế bèn nghĩ ra cách là lựa chọn 12 con vật tượng trưng cho từng năm và 12 tháng. Giữa muôn ngàn loài vật, con nào cũng muốn được lựa chọn và đứng đầu trong 12 con giáp. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã nghĩ ra việc tổ chức một cuộc thi cho muôn loài thử sức, các con vật phải trải qua thử thách: qua chướng ngại vật, núi cao, rừng sâu, sông rộng để xem ai về đích trước.
Chuột và Mèo là loài nhanh nhẹn, ranh mãnh nên tìm cách lừa Trâu đi cùng. Chúng bèn nhờ trâu cho đi cùng và hứa sẽ cho Trâu thắng cuộc. Tuy nhiên, khi gần đến đích thì Chuột đã đẩy Mèo xuống nước, leo lên trước mặt Trâu và nhảy xuống trước và người chiến thắng. Vì vậy, Trâu chỉ xếp thứ 2 còn Chuột đứng đầu trong 12 con giáp.
Hổ là chúa tể của muôn loài, sức mạnh vô song nhưng cũng chỉ xếp thứ 3. Thỏ nhờ có sự giúp sức của các con vật khác nên về đích ở vị trí thứ 4
Rồng tuy biết bay nhưng do còn được giao nhiều nhiệm vụ khác nên đành xếp thứ 5. Tiếp đó là rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó. Còn lợn do ham ăn lại ham ngủ nên xếp cuối cùng trong 12 con giáp.
Sở dĩ trong lịch 12 con giáp của Trung Quốc không có loài mèo vì người dân cho rằng Thỏ là con vật đẹp đẽ, đem lại may mắn. Còn Mèo sau khi bị Chuột đẩy xuống nước, khi lên được bờ thì các con vật đã về đến đích.
Thỏ- Mão
Thời gian: Mặt trời mọc, ngày mới bắt đầu từ 5h đến 7h sáng, lúc này Thỏ bắt đầu rời khỏi hang để ăn cỏ còn đọng giọt sương sớm
Người tuổi Mão luôn vui tính nhưng bí ẩn và thận trọng. Họ khéo léo, nhanh nhẹn nhưng sống có nguyên tắc, khiêm tốn, tốt bụng và hoà nhã. Tuy nhiên, vì tính nhẫn nhịn quá mức dẫn đến cô lập.
Mặc dù được khen là nhanh nhẹn, luôn tạo không khí thoải mái nhưng đôi khi khá bảo thủ, không nghe theo lời khuyên của ai, Vì vậy, người tuổi Mão nên khắc phục tư tưởng ngại khổ, khi gặp khó khăn dễ nản lòng. Xây dựng cho mình tư tưởng ổn định, tránh hư vinh. Khắc phục tính chủ quan, dễ tin người tránh hại bản thân.
Quan hệ giữa các địa chi gồm:
- Quan hệ Tam hợp (Tốt): Thân - Tý- Thìn; Dần - Ngọ - Tuất; Tỵ - Sửu – Dậu; Hợi – Mão – Mùi.
- Quan hệ Lục hợp (Nhị hợp – Tốt): Tý-Sửu, Dần-Hợi, Mão-Tuất, Thìn-Dậu, Tỵ-Thân, Ngọ-Mùi.
- Quan hệ Tứ hành xung (Xấu): Tý-Ngọ-Mão-Dậu; Dần-Thân-Tỵ-Hợi; Thìn-Tuất-Sửu-Mùi. Trong đó, có các cặp Tương xung (còn gọi là Lục Xung, rất Xấu): Tý-Ngọ, Sửu-Mùi, Dần-Thân, Mão-Dậu, Thìn-Tuất, Tỵ-Hợi.
- Quan hệ Tương hại (Xấu): Tý-Mùi, Sửu-Ngọ, Dần-Tỵ, Mão-Thìn, Thân-Hợi, Dậu-Tuất.
- Quan hệ Tương hình (Xấu): Dần, Tỵ, Thân- Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất- Hình hại độc quyền; Tý,Mão- Hình hại vô lễ.
- Quan hệ tự hình(xấu): Thìn-Thìn, Dậu- Dậu, Ngọ-Ngọ, Hợi-Hợi.
Khi đã xây dựng dược 10 Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh,Mậu, Kỷ, Canh, Tân, nhâm, Quý) và 12 Địa Chi thì người ta phối hợp 2 yếu tố này lại để tính năm, tháng, ngày, giờ cũng như hình thành Lục thập hoa giáp dự đoán vận mệnh con người.